Toggle navigation
Chuyện đóng cửa hàng FPT Shop: Trước khi đóng hẳn phải cử nguyên đội đặc nhiệm xuống đánh thức khách hàng, tung promotion, bám trụ sống chết mới thôi!
23/05/2018 | 04:05 GMT+7
Chia sẻ :
“Khi mở cửa hàng hàng loạt, bạn sẽ gặp nhiều tình huống và phải tìm hiểu rất kĩ để làm sao không phải đóng cửa hàng. Và để không phải đóng cửa hàng thì phải có nhiều động tác."


Trong chương trình WeTALK #3: "Kinh doanh chuỗi - Không phải cứ mở là thắng!" trên fanpage CafeBiz mới đây, anh Ngô Quốc Bảo - Giám đốc Phát triển kinh doanh kiêm Thương mại Điện tử của FPT Retail đã chia sẻ về quy trình mở và đóng cửa hàng của FPT Shop.

Mở: Đánh giá qua nhiều tầng khác nhau, gồm đội Quy mô thị trường, đội Location, đội Business, Giám đốc khu vực

Theo sếp FPT Shop, khi mở cửa hàng thì phải tìm hiểu thật kỹ để không có chuyện phải... đóng.

Đầu tiên, sẽ có một đội đánh giá quy mô thị trường. "Như huyện này năm nay có khả năng mở thêm được 1 hoặc 2 cửa hàng," anh Ngô Quốc Bảo ví dụ.

Sau đó, đội Location - Phát triển địa điểm của FPT Shop sẽ đi xuống đó và tìm khoảng 4, 5 địa điểm, nói chuyện với chủ và có được một mức giá trong khoảng cho phép. Yếu tố mặt bằng được sếp FPT Shop đặc biệt nhấn mạnh: "Đa phần lý do đóng cửa hàng là do chọn location không chuẩn."

Sau đội Location, đến lượt đội Business đi xuống đánh giá. Và cuối cùng, người chịu trách nhiệm cao nhất trong vùng – như Giám đốc vùng và Giám đốc khu vực sẽ đưa ra quyết định sau cùng.

"Phải đánh giá nhiều tầng khác nhau chứ không phải nhắm mắt là mở đâu!" anh Ngô Quốc Bảo nhận định.

Anh Bảo cho biết, chuyện mở 5 -7 cửa hàng/tháng của FPT Shop những ngày đầu là thật ra tất cả các đội đã phải đi đánh giá liên tục trước đấy rồi.

Đóng: Cử đội taskforce xuống make noise để "đánh thức" khách hàng, bám trụ sống chết ngay tại địa bàn

"Nhưng mở xong đánh giá xong hết rồi mà không đạt thì sao?" anh Bảo đặt câu hỏi.

Theo anh, trước hết là xem xét các công thức, tiêu chí xem cửa hàng đó có tồn tại được nữa không. "Cửa hàng FPT Shop có những barem khác nhau." "Ví dụ cửa hàng khu vực nhỏ nhỏ doanh thu bao nhiêu một tháng trở lên là có thể tồn tại được."

Sau đó, trước khi đóng cửa cái cửa hàng đấy, thì FPT Retail luôn luôn có đội taskforce (tạm dịch: đội đặc nhiệm).

"Trước khi quyết định đóng cửa hàng thì đội taskforce sẽ đi xuống vực dậy thị trường, làm hàng loạt các động tác, đi make noise xung quanh – làm sao để người ta biết là đang có tồn tại một FPT Shop đấy ở đây. Có thể khách hàng đang ngủ quên chưa đến."

Các biện pháp khuyến mãi sẽ được đưa ra để lôi kéo khách hàng đến cửa hàng. "May mắn thì đội taskforce đó làm việc tốt. Tức là phải bám trụ thị trường sống chết ngay địa bàn luôn," anh Bảo cho biết.

Theo anh Bảo, khi cuối cùng phải đóng cửa hàng thì ngay khi đóng phải tìm một mặt bằng, nhiều khi rất gần mặt bằng cũ.

Nói về kinh doanh chuỗi, sếp FPT Retail nhận định: "Nên quan niệm một cửa hàng là một sản phẩm. Vì anh mở ra hàng loạt mà. Là sản phẩm thì phải y chang. Nó phải được đóng gói, nó phải có nhãn mác bao bì (là biển hiệu cửa hàng, màu sắc, trang thiết bị phục vụ công việc kinh doanh). Và nó phải có công thức để tạo ra nó, phải được đóng gói theo một quy chuẩn nhất định.

"Tóm lại là, phải xem nó là một sản phẩm thì mới có thể nhân rộng cho nó phát triển được. Nhưng đó là một sản phẩm đặc biệt," anh Ngô Quốc Bảo kết luận.

Theo Trí Thức Trẻ
Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com