Toggle navigation
Món nợ khủng của EVN ‘vẫn giậm chân tại chỗ’
06/05/2018 | 08:25 GMT+7
Chia sẻ :
Tính đến cuối năm 2017, số nợ của EVN là 9,7 tỉ USD, chiếm 37% tổng nợ vay được Chính phủ bảo lãnh.

Món nợ khủng của Tập đoàn Điện lực (EVN) ‘vẫn giậm chân tại chỗ’. Ảnh minh họa

Con số này không hề giải đi so với báo cáo của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trước Quốc hội vào năm 2014. Nợ của Tập đoàn Điện lực (EVN) là vấn đề rất hệ trọng liên quan đến cả nền kinh tế vì nó còn ảnh hưởng đến rủi ro nợ công của Việt Nam, tác động vào việc nợ Chính phủ vượt trần, đạt 50,3% cuối năm 2015.

Khi đó, nợ được Chính phủ bảo lãnh là 26 tỷ USD thì riêng EVN chiếm tới gần 10 tỷ USD, trong khi số tiền trả nợ đạt gần 3,9 tỷ USD. Con số này sau 3 năm đến nay vẫn không giảm.

Đáng lẽ với số vay nước ngoài rất khủng trên, EVN phải biết tính toán từng đồng tiền ngân sách quốc gia sao cho hiệu quả song hàng loạt vấn đề như hạch toán chi phí giá điện với nhiều điểm vô lý vẫn kéo dài.

Hiện EVN vẫn còn hàng loạt các dự án Thủy điện đầu tư nhưng bị đội vốn, chậm tiến độ. Cụ thể là các dự án nằm trong Quy hoạch điện VI (trong đó rất nhiều dự án do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận) như: Hải Phòng 1, 2; Cẩm Phả 1, 2; Quảng Ninh 1, 2; Mạo Khê; Vĩnh Tân 2; Duyên Hải 1… đang bị chậm tiến độ, đội vốn. Cá biệt dự án thủy điện sông Bung 2 (DA TĐ SB 2) ngoài việc bị chậm gần 1 năm thì còn bị điều chỉnh đội vốn tăng gần 40%.

Theo các chuyên gia, số nợ 9,7 tỉ USD, cần phải phân tích rõ cơ cấu khoản nợ, nguyên nhân khiến khiến EVN mang gánh nợ đó là gì và khả năng trả nợ của EVN có không?

Cuối tháng 12/2017 Thanh tra Bộ Tài chính đã thanh tra và có kết luận yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải nộp lại ngân sách khoản tiền khá lớn, lên tới trên 1.900 tỷ đồng.

Trong bối cảnh nợ nước ngoài lớn, đầu tư đội vốn chậm tiến độ nhưng EVN vẫn đề xuất tăng giá điện. Cụ thể, từ ngày 1/12/2017 vừa qua, giá điện đã tăng lên mức 1.720 đồng/kWh, tăng 6,08% so với giá điện bán lẻ bình quân trước đó. Dù giá điện tăng nhưng so với các nước, giá điện Việt Nam vẫn ở mức thấp.

EVN lý giải giá điện bán lẻ của Việt Nam được đánh giá là tương đối thấp so với khu vực do giá điện của Việt Nam đang được Nhà nước hỗ trợ một cách gián tiếp. Vì vậy, giá điện không phản ánh đúng mức độ bù đắp chi phí. Kế hoạch phát triển điện đến năm 2020 hướng tới tăng giá điện dần dần để các đơn vị cung cấp điện bao gồm EVN bù đắp được chi phí.

Trước bất cập của EVN Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính trao đổi, làm rõ các nội dung liên quan đến việc hạch toán khoản chênh lệch cước phí vận chuyển đường ống dẫn khí Phú Mỹ - TP HCM giai đoạn 2012-2015.

Ngoài ra còn có khoản lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ đến cuối năm 2016 tại Công ty mẹ - EVN, để hoàn chỉnh kết luận thanh tra, bảo đảm đúng thẩm quyền và quy định, đồng thời tạo điều kiện cho EVN thực hiện hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc vượt thẩm quyền thì Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và EVN chủ động báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.

Theo Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN vừa được Chính phủ ban hành, tập đoàn này là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và điều lệ này.

Chính phủ quy định EVN có vốn và tài sản riêng và phải tự chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của mình.

Trước đó kết luận công bố năm 2014, Thanh tra Chính phủ cho biết 6 dự án nhiệt điện gồm Ô Môn 1, Phú Mỹ 1 và 4, Nghi Sơn 1, Hải Phòng 1 và Quảng Ninh 1 đều có hạng mục khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa với các loại biệt thự đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng, có cơ sở hạ tầng đi kèm như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis cho cán bộ công nhân ngành điện sử dụng… với tổng giá trị đầu tư trên 595 tỷ đồng và số tiền trên đều được EVN tính vào chi phí sản xuất kinh doanh điện của các doanh nghiệp thành viên.

Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu EVN phải hạch toán riêng, không được tính các chi phí trên vào giá thành sản xuất. Sau đó, EVN có giải trình nhưng đến nay, việc xử lý vấn đề này được biết cũng chưa triệt để.

Theo Hoàng Linh
Tạp chí SHTT
Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com