Toggle navigation
ĐẤT: Từ sở hữu toàn dân tới sở hữu nhóm lợi ích
10/05/2018 | 04:10 GMT+7
Chia sẻ :

Rất nhiều dự án BT (xây dựng, chuyển giao), chủ đầu tư bỏ tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, được nhận quỹ đất tương ứng với số tiền đã đầu tư. Nhưng vấn đề ở chỗ giá đất để chuyển giao cho chủ đầu tư đã không được xác định phù hợp với thị trường, không thông qua đấu thầu để chọn nhà đầu tư có mức giá tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân

Theo pháp luật của Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước đại diện cho toàn dân thực hiện quyền chủ sở hữu. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân dưới hình thức: Giao đất, cho thuê đất có thời hạn hoặc lâu dài. Thời gian qua, nguồn lực đất đai đã bị lãng phí, nhiều trường hợp được phân bổ không minh bạch, không đem lại lợi ích tối đa cho chủ sở hữu, tức toàn dân.

Rất nhiều cơ quan Nhà nước, cơ sở hành chính sự nghiệp, công viên, vườn thú, trung tâm văn hóa thể thao… không sử dụng hết phần đất của mình, mang đi cho thuê với giá thấp so với thị trường, tiền thuê không được nộp vào ngân sách Nhà nước.

Rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước có hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn m2 đất văn phòng, nhà xưởng, nhà máy tại những vị trí đắc địa tại TP.HCM, Hà Nội … Khi cổ phần hóa, giá trị các khu đất không được đưa vào giá trị doanh nghiệp với lý do đây chỉ là đất thuê của Nhà nước trả tiền hàng năm. Sau khi doanh nghiệp cổ phần hóa, các cổ đông mới không hề duy trì, tiếp tục phát triển các hoạt động truyền thống của doanh nghiệp trước đây, người lao động phải nghỉ việc, mục đích cổ phần hóa không đạt được. Trong khi đó, doanh nghiệp sau cổ phần hóa tiếp tục sử dụng đất của Nhà nước vào những mục đích khác để kiếm lợi. Giá cho thuê đất của Nhà nước thấp hơn nhiều so với giá thị trường và không có thủ tục đấu giá để tìm người sử dụng đất sẵn sàng trả giá thuê cao nhất.


1.     Hãng Phim Truyện Việt Nam: Nhà đầu tư chỉ bỏ ra 33 tỷ đồng để mua cổ phần, chi phối hãng phim này khi cổ phần hóa. Hãng phim được sử dụng hơn 5.000 m2 đất tại Thụy Khuê, ven Hồ Tây, Hà Nội và hơn 1.000 m2 đất tại quận 1, TP.HCM … có giá trị trên thị trường lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Sau khi cổ phần hóa, hoạt động chính của Hãng Phim là sản xuất phim gần như bị đình trệ.


Rất nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hóa xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để triển khai các dự án bất động sản. Các nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư, các khoản tiền mà doanh nghiệp phải nộp trong trường hợp này thường thấp hơn nhiều so với giá đất tại thị trường nếu phải đi mua đất để triển khai dự án. Việc giao đất, xác định số tiền phải nộp trong trường hợp này không hề thông qua đấu giá công khai để chọn nhà đầu tư sẵn sàng trả mức giá cao nhất.



2.    Công ty CP Giày Sài Gòn (doanh nghiệp cổ phần hóa) được sử dụng hơn 10.000 m2 đất tại trung tâm TP.HCM với giá thuê “bèo” hơn 10.000 đồng/tháng/m2, được áp dụng từ 2007. Thửa đất này không được đưa vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Công ty này cho Công ty Thành Bưởi thuê trái phép làm bến xe lậu. Mảnh đất này hiện cũng có giá hàng ngàn tỷ đồng và đang được Công ty CP Giày Sài Gòn xin chuyển mục đích sử dụng đất để kinh doanh bất động sản. Trong khi đó, hoạt động truyền thống là sản xuất giày không được duy trì, hàng trăm công nhân sản xuất giày bị cho nghỉ việc, bị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội.


Rất nhiều dự án BT (xây dựng, chuyển giao), chủ đầu tư bỏ tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, được nhận quỹ đất tương ứng với số tiền đã đầu tư. Nhưng vấn đề ở chỗ giá đất để chuyển giao cho chủ đầu tư đã không được xác định phù hợp với thị trường, không thông qua đấu thầu để chọn nhà đầu tư có mức giá tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.



1.     Công ty Đại Quang Minh thực hiện dự án BT, đầu tư 11,9 km đường tại Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM) được xác định tổng giá trị 12.000 tỷ đồng (hơn 1.000 tỷ đồng/1km), đổi lại, Công ty này được nhận 79 ha đất, tương đương 15 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá đất thị trường cùng khu vực này là 200 triệu đồng/m2.


Việc quản lý đất đai không chặt chẽ, không công khai quá trình cho thuê đất và giao đất, không qua đấu giá để lựa chọn chủ đầu tư khi thực hiện các dự án bất động sản, dự án BT đã cản trở các nhà đầu tư không có các mối quan hệ thân hữu, không có thông tin nội bộ từ các cán bộ quản lý đất đai. Đồng thời, việc này làm phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu, thỏa thuận ngầm trong quá trình cấp phép, chọn chủ đầu tư. Các chủ đầu tư được hưởng lợi ích là khoản chênh lệch giữa số tiền phải nộp cho Nhà nước và giá đất thị trường. Nhà nước, toàn dân bị thất thoát số tiền này. Trong khi đó, nhiều người lao động trong các doanh nghiệp cổ phần hóa, một phần của “toàn dân”, chủ sở hữu đất đai còn bị mất việc, nợ lương.

Với tư cách đại diện cho chủ sở hữu, Nhà nước cần có ngay các giải pháp quản lý nguồn lực đất đai, tối đa hóa lợi ích cho toàn dân.

Theo An Dân



Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com