Toggle navigation
Công trình văn hóa không thể tồn tại “vô văn hóa”
10/12/2018 | 03:24 GMT+7
Chia sẻ :

Việt phủ Thành Chương của họa sỹ Thành Chương được xây dựng tại Sóc Sơn, Hà Nội. Dù đây chỉ là một công trình xây dựng tư nhân, không phải là một công trình văn hóa được xây dựng theo quy hoạch chung, nhưng nhiều cá nhân, quan chức ca ngợi đây là một công trình văn hóa.

Hình ảnh Phủ Thành Chương - Theo: Thuonggiaoonline


Điều đáng nói là Việt phủ Thành Chương đã được xây dựng trên đất rừng phòng hộ, không có giấy phép xây dựng. Sai phạm này đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận nhiều năm qua. Tuy nhiên, các sai phạm tại Việt phủ Thành Chương cho đến nay vẫn chưa được xử lý.


Đã có nhiều ý kiến như Bí thư Huyện ủy Huyện Sóc Sơn, nhiều nghệ sỹ, thậm chí có cả luật sư cho rằng nên duy trì sự tồn tại của Việt phủ Thành Chương vì những giá trị văn hóa của công trình này.


Pháp luật về sử dụng đất quy định đất đai phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch. Pháp luật về xây dựng quy định các công trình như Việt phủ Thành Chương bắt buộc phải có giấy phép xây dựng. Công trình xây dựng không có giấy phép, trên đất được sử dụng không đúng mục đích thì bắt buộc phải bị phá dỡ, người vi phạm phải bị xử lý. Tuân thủ và chấp hành pháp luật là giá trị văn hóa cao nhất mà cả loài người (mọi dân tộc, mọi quốc gia) hướng đến. Không thể có bất cứ lợi ích nào đem lại cho cộng đồng khi công lý bị coi thường, pháp quyền bị xâm hại. Vi phạm pháp luật là xâm hại quyền lợi của cộng đồng, không thể có bất cứ giá trị văn hóa nào được tạo ra trên cơ sở các hành động xâm hại lợi ích của cộng đồng.


Giá trị văn hóa của Việt phủ Thành Chương là điều khó đánh giá và đo đếm, nhưng giả sử công trình này có giá trị văn hóa cho cộng đồng như ý kiến của nhiều cá nhân thì nó cũng không thể tồn tại trên cơ sở vi phạm pháp luật. Quốc Hội, khi đại diện cho dân chúng, thông qua Luật đất đai, Luật Xây dựng đã cân nhắc đến quyền lợi lâu dài của toàn xã hội. Các luật này không có bất cứ điều nào cho phép Việt phủ Thành Chương tồn tại. Không thể áp dụng pháp luật theo các ý thức chủ quan, không thể phân biệt công dân Thành Chương với các công dân khác khi xử lý vi phạm.


Việt phủ Thành Chương và người xây dựng công trình này, các quan chức “bảo kê” cho vi phạm này phải bị xử lý ngay. Công trình văn hóa không thể tồn tại “vô văn hóa”.

Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com