Toggle navigation
Vì sao cựu chủ tịch PVTex được doanh nhân 'lót tay' 3 tỷ đồng?
30/08/2018 | 06:54 GMT+7
Chia sẻ :
Để việc thành lập công ty được thuận lợi, làm ăn hiệu quả, ông Hồng phải chi 10% cổ phần cho hai sếp tại PVTex.
Hôm nay (30/8), TAND Hà Nội tiếp tục ngày làm việc thứ ba xét xử vụ án xảy ra tại Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí - PVTex. Theo cơ quan công tố, bị cáo Trần Trung Chí Hiếu (55 tuổi, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị PVTex) ngoài hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng còn nhận hối lộ 3 tỷ đồng.

Nhà chức trách xác định giữa năm 2010, Vũ Đình Duy (đang bỏ trốn, nguyên tổng giám đốc PVTex) và Đỗ Văn Hồng (51 tuổi) trao đổi về việc liên kết thành lập Công ty CP PVTex Kinh Bắc nhằm mục đích sản xuất ống cuốn sợi, thùng các-tông để bán cho PVTex.

Duy và Hồng thống nhất vốn điều lệ của công ty mới này là 30 tỷ đồng, Hồng góp 70% cổ phần (tương ứng 21 tỷ đồng), PVTex góp 10% (3 tỷ đồng) bằng thương hiệu. Còn lại 20%, Duy yêu cầu Hồng nộp cho mình và Hiếu (mỗi người 3 tỷ đồng).

Trước cáo buộc trên, ông Hiếu khai được Duy nói về góp vốn tại PVTex Kinh Bắc song đã trả lời rằng không có tiền. "Duy bảo không phải lo", ông Hiếu nói và cho hay không biết Hồng mới là người nộp ba tỷ đồng cho mình.

Giải thích về việc nhận khoản tiền này khi thoái vốn tại PVTex Kinh Bắc, ông Hiếu nói: “Tôi có trả Duy tiền nhưng ông ấy bảo cứ giữ lại, sẽ lấy sau”.

Bị cáo Trần Trung Chí Hiếu (cựu chủ tịch HĐQT PVTex) tại tòa.

Ông Nguyễn Huy Thiệp, luật sư bào chữa cho bị cáo Hiếu, đề nghị tòa xem xét thấu đáo cáo buộc này vì thân chủ "có dấu hiệu oan". Theo ông, ông Hiếu nhận vì cho rằng đó là tiền của Duy. Nếu không có sự đối chất của Duy thì việc truy tố vậy sẽ gây oan sai. "Đề nghị VKS không suy đoán theo nguyên tắc có tội", ông Thiệp nói.

Trước ý kiến trên, VKS đối đáp: Tại tòa cũng như ở cơ quan điều tra, Hồng đều khai có nộp cho Hiếu và Duy mỗi người ba tỷ đồng (tương đương 10% cổ phần tại PVTex Kinh Bắc). "Các luật sư tại tòa cũng nêu việc Hồng nộp số tiền đó", đại diện VKS nói.

Theo VKS, trước khi trình văn bản lên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) về việc thành lập PVTex Kinh Bắc, ông Hiếu được Duy nói về việc Hồng có 70%, PVTex 10%, Duy và Hiếu mỗi người có 10%.

"Bị cáo không phải bỏ ra 10% nhưng lại có số cổ phần này. Vấn đề cốt lõi là Hiếu không góp tiền nhưng khi thoái vốn thì lại nhận số tiền ba tỷ đồng", công tố viên nêu quan điểm.

"Bị cáo không trao đổi với Hồng nhưng tiếp nhận ý chí của Duy ngay từ đầu. Vì vậy, việc truy tố Hiếu và Duy nhận hối lộ là đúng đắn, vì cả hai cùng chung mục đích, ý chí", công tố viên nói.

Kết thúc ba ngày xét xử, tranh tụng, chủ tọa Trần Nam Hà thông báo sẽ tuyên án vào sáng mai (31/8).

Theo cơ quan công tố, PVTex là công ty thành viên của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa Tập đoàn Dệt may Việt Nam và PVN.

Để xây nhà cho cán bộ, công nhân viên khi nhà máy đi vào hoạt động, ngày 12/8/2009, ông Hiếu ký nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư xây dựng dự án nhà ở. Trong quá trình thực hiện dự án, ông Hiếu, Duy đã lợi dụng chức vụ để tạm ứng 20 tỷ đồng cho PVC.KBC trái quy định pháp luật. Khi nhận tiền tạm ứng, PVC.KBC không dùng vào công việc thi công khiến toàn bộ công trình bị đình trệ. Dự án đã dừng thi công và bị UBND Hải Phòng thu hồi đất.

Ngoài hành vi phạm tội trên, bị cáo Hiếu còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để cùng với Duy nhận 10% cổ phần (tương đương 3 tỷ đồng) khi PVC.KBC thành lập. Sau đó, Hiếu và Duy thoái vốn, nhận 3 tỷ đồng mỗi người.

Theo Việt Dũng
Vnexpress
Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com